Sơn nước là gì? Những thông tin về thành phần sơn nước

  • 20/06/2021

Chúng ta đã nghe nhiều tới khái niệm “sơn nước”, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm cũng như đặc điểm riêng biệt của loại sơn này. Việc tìm hiểu về sơn nước là điều cần thiết để giúp bạn tìm được dòng sơn phù hợp cho mục đích sử dụng của mình. Hãy cùng Sơn Jaguar khám phá khái niệm sơn nước là gì và thành phần cấu tạo cơ bản của sơn nước trong bài viết dưới đây nhé.

Sơn nước là gì?

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vật chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.

Dòng sơn này có nhiều màu sắc phong phú đa dạng, sơn có khả năng bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau nhờ các tính chất lý hóa quan trọng, giúp bảo vệ vật liệu tránh hư hỏng và kéo dài tuổi thọ cho vật liệu, các công trình.

Nhờ vào đặc tính nổi bật đó, sơn nước được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích khác nhau

– Trang trí nhà ở, các công trình xây dựng

– Bảo vệ kiến trúc, tường nhà khỏi các tác động từ thời tiết, môi trường

– Các chức năng khác như chống nóng, chống thấm, chống rỉ…

Thành phần cơ bản của sơn nước

Như đã nói, sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, những thành phần cơ bản tạo nên sơn nước có thể kể đến như:

Nhựa nhũ (Resin)

Chất nhựa được ví như “xương sườn” của sơn, chúng có chức năng tạo thành màng sơn, liên kết bột màu và tạo độ nhớt, độ bóng, độ bền và độ bám dính cho sản phẩm.

Bột độn (Extender)

Các nhà sản xuất sơn sẽ sử dụng bột độn để cải tiến một số tính chất của sản phẩm như: kiểm soát độ lắng, khả năng thi công, tính chất màng sơn (độ mượt, độ cứng, độ bóng…) Chất độn thường được sử dụng là: silic, cao lanh, bột đá, titan…

Bột tạo màu (Pigment)

Thông thường nguyên liệu màu sử dụng trong sơn sẽ ở dạng bột, có chức năng tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Bên cạnh đó, màu còn ảnh hưởng tới một số tính chất của màng sơn như độ bền, độ bóng…

Màu vô cơ (màu tự nhiên)

Đặc điểm có tông màu tối, xỉn nhưng cho độ bền màu và độ phủ cao

Màu hữu cơ (màu tổng hợp)

Có đặc điểm là tông màu tươi sáng nhưng độ bền màu và độ phủ thấp hơn so với màu vô cơ.

Dung môi

Đây là chất hòa tan nhựa hoặc pha loãng sơn, tác động trực tiếp đến độ hòa tan và bay hơi của sơn. Đặc tính của nhựa trong sơn sẽ quyết định với loại dung môi được sử dụng, thông thường dung môi sử dụng trong sản xuất là nước.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ

Để lớp sơn phủ được mịn và đẹp, người sơn phải lưu ý về một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sơn dưới đây:

– Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn), loại bỏ các tạp chất trên bề mặt như dầu mỡ, bụi bẩn, lớp sơn cũ, lớp gỉ sét…

– Sự lựa chọn sản phẩm sơn chất lượng, đạt tiêu chuẩn

– Quá trình tiến hành sơn theo đúng các bước: Vệ sinh – Sơn chống thấm – Sơn bả – Sơn lót – Sơn màu hoàn hiện

– Chất lượng của sản phẩm.

Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ.

Trên đây là một số thông tin thú vị về sơn nước, hy vọng bài viết giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích cho quá trình lựa chọn sơn. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến sơn nước, hãy liên hệ với Jaguar để được đội ngũ nhân viên tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất nhé.

Tin tức liên quan